Khả năng Nhanh_hơn_ánh_sáng

Theo thuyết tương đối của Einstein, di chuyển nhanh hơn ánh sáng đồng nghĩa với du hành thời gian. Thuyết tương đối đặc biệt nói rằng: tốc độ ánh sáng trong chân không là hằng số vật lý c. Điều đó có nghĩa là đối với mọi hệ nhà quan sát quán tính, tốc độ của các hạt không khối lượng như photon luôn luôn là c, phép đo không thời gian trong các hệ quy chiếu khác nhau không liên quan tới nhau theo một phép dịch đơn giản, mà là biến đổi Poincaré. Những hệ quả quan trọng của biến đổi Poincaré gồm có:

  • Động lượng của chất điểm có khối lượng tăng theo vận tốc, chất điểm có vận tốc ánh sáng sẽ có động lượng vô hạn.
  • Để gia tốc một chất điểm có trọng lượng khác không tới vận tốc ánh sáng, hoặc là gia tốc hữu hạn trong thời gian vô hạn, hoặc gia tốc vô hạn trong thời gian hữu hạn.
  • Trong cả hai trường hợp, mức năng lượng cần thiết đều là vô hạn. Vượt qua tốc độ ánh sáng trong một không gian đồng nhất sẽ cần một năng lượng "nhiều hơn vô hạn", điều này là không hợp lý.
  • Một số nhà quan sát chuyển động ở á quang tốc sẽ mâu thuẫn với nhau về trình tự của hai sự kiện khác nhau trong không-thời gian. Nói cách khác, bất kỳ di chuyển nhanh hơn ánh sáng nào cũng sẽ được xem như là ngược dòng thời gian.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhanh_hơn_ánh_sáng http://www.netspace.net.au/~gregegan/APPLETS/20/20... http://omnis.if.ufrj.br/~mbr/warp/etc/PRD62_44005.... http://www.ovalecotech.ca http://www.petar-bosnic-petrus.com/science-article... http://www.physicsguy.com/ftl/ http://www.rp-photonics.com/superluminal_transmiss... http://scienceworld.wolfram.com/physics/Superlumin... http://www.yellowknife.com/warp/ http://www.aei-potsdam.mpg.de/~mpoessel/Physik/FTL... http://adsabs.harvard.edu/abs/2006PrGeo..21...38Y